(TTPP Dược Phẩm Vimedimex) – Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của tuổi già. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được. Hơn nữa, những người đã bị loãng xương vẫn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Bệnh loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Dấu hiệu phổ biến là sụt cân và đau lưng. Gãy xương do loãng xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, cột sống và cổ tay, nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở hông.
Bệnh loãng xương ở mọi lứa tuổi
Những dấu hiệu và triệu chứng loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương không có triệu chứng rõ ràng từ sớm, nhưng theo thời gian, có thể nhận thấy lưng còng, đau lưng, dáng đứng khom xuống và dần dần sụt cân. Trong vài trường hợp khác, triệu chứng loãng xương đầu tiên là gãy xương (xương sườn, cổ tay hoặc hông). Xương sống có thể bị gãy (trở nên dẹp hơn hoặc bị nén) và gãy xương hông có thể gây khuyết tật nặng.
Một số dấu hiệu loãng xương khác có thể không được đề cập ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Tuổi tác: Khi trên 50 tuổi thì bạn có nguy cơ bị loãng xương cao hơn. Lúc bạn 30 tuổi thì mật độ xương đã đạt đến mốc đỉnh điểm. Kể từ đây, quá trình sản xuất những phần xương mới sẽ chậm lại trong khi những phần xương cũ lại không ngừng thoái hóa. Ở một thời điểm nhất định thì tốc độ thoái hóa xương sẽ bắt kịp và vượt qua tốc độ tạo ra xương mới.
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới. Theo ước tính của Hiệp hội loãng xương quốc tế thì có khoảng 200 triệu người bị bệnh này trên toàn thế giới. Phụ nữ trong độ tuổi 20 đã bắt đầu bị thiếu hụt khối lượng xương. Từ tuổi 20 đến tuổi 80 thì họ đã mất khoảng 1/3 lượng mật độ xương trong khi con số này ở người đàn ông chỉ là ¼. Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh sẽ bị thiếu hụt estrogen và điều này có thể khiến xương bị yếu đi.
- Chủng tộc: Những người châu Á có tạng người và xương nhỏ hơn các chủng tộc khác nên sẽ có khối lượng xương thấp hơn so với tiêu chuẩn trung bình của thế giới. Ngoài ra, phụ nữ châu Á ít dùng phô mai, sữa và các sản phẩm từ bơ sữa nên dễ bị thiếu hụt canxi hơn.
- Tiền sử mắc loãng xương trong gia đình: Việc có một thành viên trong gia đình từng bị loãng xương sẽ làm những người khác tăng nguy cơ mắc bệnh. Các nghiên cứu gần đây đang cố xác định xem loại gene nào gây ra chứng loãng xương. Một nghiên cứu cho thấy rằng mỗi rối loạn di truyền sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thêm một chút;
- Thể trạng tự nhiên: Việc thấp bé nhẹ cân thường liên quan đến khối lượng xương thấp. Điều này cũng có nghĩa rằng tốc độ mất xương ở những người này sẽ nhanh hơn những người khác.
- Tai nạn: Gãy xương có thể dẫn đến việc thiếu hụt canxi và làm người bệnh giảm chiều cao.
Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương
Những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi bao gồm:
- Chế độ ăn uống: Cách dễ nhất để cung cấp Canxi và vitamin D cho cơ thể là có một chế độ ăn uống khỏe mạnh. Việc không hấp thụ đầy đủ lượng canxi và vitamin D, không ăn đầy đủ trái cây, rau củ hay tiêu thụ quá nhiều protein, natri và caffeine có thể dẫn đến thiếu hụt canxi.
- Tập thể dục thường xuyên: Việc không tập thể dục thường xuyên hay quá thụ động sẽ làm gia tăng nguy cơ bị loãng xương.
- Hút thuốc và uống rượu bia: Việc hút thuốc và uống rượu bia có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Trong một cuộc khảo sát gần đây, khi so sánh với những người không hút thuốc thì những người đang hút thuốc ở thời điểm hiện tại có tần suất bị đau nhức cơ thể cao hơn 50%. Với những người sử dụng rượu bia thì họ có thể bị chuột rút và ốm tới mức chỉ còn da bọc xương.
- Cân nặng: Bạn càng thừa cân thì áp lực lên xương và các khớp sẽ càng lớn. Béo phì có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khớp như viêm khớp, đau thắt lưng, gout và đau cơ.
- Công việc văn phòng: Khi bạn dành quá nhiều thời gian để ngồi thì nguy cơ bị loãng xương sẽ gia tăng. Việc ngồi một chỗ không chỉ khiến bạn thụ động hơn mà còn làm xấu dáng và gây ra các vấn đề về lưng. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách tập các bài tập giúp hỗ trợ cân bằng và tăng cường sự cứng cáp của xương;
- Sử dụng steroid: Việc sử dụng các loại corticosteroid trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến quá trình tái tạo xương. Bạn có thể trò chuyện với bác sĩ để tìm những phương pháp chữa trị thay thế phù hợp với tình trạng của bạn.
Những biểu hiện của bệnh loãng xương
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn về bệnh loãng xương nếu mãn kinh sớm, uống corticosteroid trong nhiều tháng, hoặc có người thân ruột thịt đã bị gãy xương hông. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Một số các loại thuốc và TPCN hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương tại TTPP Dược Phẩm Vimedimex
- STADXICAM 7.5
- STADSONE4
- Bunchen
- Roticox 60mg
- Meloflam 15mg
- Celcoxx 200mg
- Celcoxx 100mg
- Join – Flex
- Baclosal
- CALCIUM Stada Vitamin C
- CALCIUM STELLA 500mg
- Vimeflex
Liên hệ ngay để được tư vấn khám chữa bệnh kịp thời và chuyên nghiệp nhất:
Hotline CSKH: 082 247 5588
Website: https://vietpharm.com.vn/
Fanpage : https://www.facebook.com/trungtamphanphoiduocphamVimedimex
Địa chỉ:
– Trung tâm phân phối dược phẩm Vimedimex tại tầng 1, CT3 Mễ Trì, Nam Từ Liêm và Tầng 1,2 shophouse SH17 tòa nhà chung cư cao tầng The Emerald, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Vimedimex