Tin tức Vimedimex sẽ dịch chuyển từ kênh ETC sang OTC và tham gia sản xuất thuốc

June 6, 2021by admin

Vimedimex sẽ đẩy mạnh chuyển dịch từ thị trường ETC sang OTC để tránh ảnh hưởng từ các thay đổi chính sách của ngành y tế. Song song đó là kế hoạch vận hành nhà máy sản xuất thuốc mới chuẩn WHO-GMP và phát triển trung tâm phân phối đến 63 tỉnh thành.

Vimedimex sẽ đẩy mạnh chuyển dịch từ thị trường ETC sang OTC để tránh ảnh hưởng từ các thay đổi chính sách của ngành y tế. Song song đó là kế hoạch vận hành nhà máy sản xuất thuốc mới chuẩn WHO-GMP và phát triển trung tâm phân phối đến 63 tỉnh thành.

Kế hoạch kinh doanh trên được công bố tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của công ty cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex (HOSE:VMD) tổ chức sáng nay ngày 15/05/2020.

Báo cáo kinh doanh 2019 cho thấy doanh thu thuần của VMD đạt 18.239 tỉ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 2%, đạt 46,8 tỉ đồng. Báo cáo lý giải cho kết quả này là do giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng đều tăng 20%, dẫn đến lợi nhuận thuần giảm.

Năm 2020, VMD lên kế hoạch tổng doanh thu 18.442 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế 50,33 tỉ đồng, chỉ tăng nhẹ 1% so với năm 2019.

Bà Nguyễn Thị Loan, chủ tịch hội đồng quản trị VMD cho biết, dù hiện tại kênh phân phối thuốc qua bệnh viện (ETC) chiếm ưu thế nhưng VMD đang dần chuyển đổi sang kênh nhà thuốc (OTC) do quy định mới về việc lựa chọn thuốc trúng thầu trong các bệnh viện ưu tiên những loại thuốc có giá thấp.

“Việc phát triển kênh OTC sẽ giúp VMD bảo đảm khả năng cạnh tranh trên thị trường và không bị ảnh hưởng nhiều bởi các thay đổi chính sách, chủ trương của ngành y tế,” bà cho biết.

Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2020-2025 của VMD cũng sẽ tận dụng thế mạnh trong lĩnh vực bất động sản của tập đoàn, tập trung phát triển kênh phân phối qua các nhà thuốc tại các dự án bất động sản do tập đoàn Vimedimex phát triển và xây dựng hệ thống trung tâm phân phối dược phẩm tại 63 tỉnh thành.

Cụ thể, VMD hợp tác với VMD2 (cổ đông lớn sở hữu 45,34% VMD) đầu tư hệ thống phân phối thông qua 25 nhà thuốc, phòng khám đa khoa theo mô hình bác sĩ gia đình tại các dự án bất động sản nói trên và trung tâm phân phối dược phẩm tại tất cả tỉnh thành theo tiêu chuẩn GDP/GPP/GSP với tổng mức đầu tư 60 tỉ đồng cho mỗi trung tâm có diện tích 300-500m2.

Mỗi năm VMD dự kiến phát triển 6 trung tâm phân phối. Công ty cho biết đến nay đã mua được 10 khu đất để thực hiện kế hoạch này. “Các trung tâm phân phối này sẽ quản lý tập trung nguồn hàng đầu vào từ dược mỹ phẩm, thiết bị gia đình và vật tư với gần 900 sản phẩm thuốc nhập khẩu, hơn 700 sản phẩm do VMD2 gia công,” theo bà Phạm Thị Sen, quyền Tổng Giám đốc công ty.

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm thuốc mới với chiến lược trọng tâm là thuốc generic, VMD đã tham gia sản xuất dược trong nước bằng cách hợp tác kinh doanh phân phối các sản phẩm do VMD2 sản xuất.

Cụ thể, VMD2 đã đầu tư nhà máy với 4 dây chuyền ở khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh. Trong đó có 1 dây chuyền đạt tiêu chuẩn WHO-GMP dự kiến đưa vào vận hành từ tháng 6 tới sẽ sản xuất 19 sản phẩm thuốc generic đã được bộ Y tế cấp visa trong nước và 3 dây chuyền tiêu chuẩn EU-GMP sẽ đi vào sản xuất từ năm 2021.

VMD thuộc tập đoàn Vimedimex chuyên kinh doanh y dược, tài chính và bất động sản, thuộc danh sách 100 công ty đại chúng lớn nhất do Forbes Việt Nam công bố hồi tháng 12.2019.

Quý I.2020, doanh thu thuần của VMD đạt 4.565 tỉ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế 10,6 tỉ đồng, tăng hơn 36%.

Thị trường dược phẩm Việt Nam theo BMI Research đạt quy mô gần 6 tỉ USD năm 2018, dự báo lên đến 7,7 tỉ USD vào năm 2021 và đến 16,1 tỉ USD vào năm 2026.

Năm 2019 có nhiều thay đổi chính sách của ngành dược về đấu thầu, danh mục thanh toán bảo hiểm xã hội, quản lý chất lượng và đăng ký thuốc… Nổi bật là quy định đấu thầu công khai thuốc, tạo lợi thế cho các nhà sản xuất thuốc đạt chuẩn EU-GMP, Japan-GMP hoặc PIC/s được tham gia đấu thầu nhóm thầu số 2 để cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế công lập.

Đến hết năm 2019, tại Việt Nam có khoảng 20 dây chuyền sản xuất hoặc nhà máy đạt chuẩn EU-GMP, Japan-GMP hoặc PIC/s, trong số hơn 200 nhà máy dược phẩm của hơn 170 công ty dược nội địa và đa quốc gia.

Trích bài đăng trên trang Forbesvietnam

https://vietpharm.com.vn/wp-content/uploads/2021/01/logo_1599121952-320x227.png
https://vietpharm.com.vn/wp-content/uploads/2021/01/logo_1599121952.png
VIMEDIMEX

Tầng 8 tòa nhà Vimedimex Group,

46-48 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

GPDKKD #0300479760, thay đổi lần thứ 33 ngày 29/10/2020

Tel: 082.247.55.88

Fax: (028) 39.25.22.65

CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
https://vietpharm.com.vn/wp-content/uploads/2021/06/BO-CONG-THUONG-VMD.png

DMCA.com Protection Status

VIMEDIMEX

Tầng 8 tòa nhà Vimedimex Group,

46-48 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

GPDKKD #0300479760, thay đổi lần thứ 33 ngày 29/10/2020

Tel: 082.247.55.88

Fax: (028) 39.25.22.65

CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
https://vietpharm.com.vn/wp-content/uploads/2021/06/BO-CONG-THUONG-VMD.png

Copyright by SUITECLOUD VIETNAM. All rights reserved.

082.247.55.88